Phần cứng của máy tính gồm những gì ?

Mặc dù đã dùng máy tính từ lâu nhưng khi nghe nói đến thành phần phần cứng máy tính gồm những gì bên trong thì không phải ai cũng nắm và hiểu rõ được.

Vậy phần cứng máy tính gồm những gì?

Phần cứng máy tính (hardware) là các bộ phận cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như: màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD,…

Cách kiểm tra lỗi phần cứng đã qua sử dụng

 

 

Bo mạch chủ 

Bo mạch chủ là một bảng mạch in (PCB: Printed Cricus Board) đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn.

Thông qua bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau. Thực chất mainboard được coi như một “bo mạch chủ” cung cấp kết nối vật lý bao gồm khe cắm, mạch điện. Còn lại, việc kết nối và điều khiển là do cặp Chip cầu bắc và nam, đây chính là trung tâm điều phối hoạt động của PC.

CPU – bộ vi xử lý trung tâm

Có chức năng xử lý hầu hết các dữ liệu/ tác vụ của máy tính, điều khiển thiết bị đầu vào cũng như những thiết bị đầu ra.

Tốc độ và hiệu suất của CPU là một yếu tố quan trọng nhất giúp bạn xác định một máy tính hoạt động tốt hay không? Về cơ bản, CPU là một tấm mạch rất nhỏ bên trong chứa tấm wafer silicon được bọc trong một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch.

Tốc độ CPU được đo bằng đơn vị hezt (Hz) hay gigahertz (GHz), giá trị của con số này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.

Ram – bộ nhớ máy tính

Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Ram) tạo thành một không gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy cũng gọi là bộ nhớ, nhưng bạn đừng lầm tưởng chúng chứa dữ liệu của mình bởi khi tắt máy tính thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy tính lưu trên đó.

Hay nói rõ hơn thì Ram chỉ là nơi tạm nhớ những gì cần làm để CPU xử lý nhanh hơn do tốc độ truy xuất trên Ram nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng hay các thiết bị lưu trữ khác nhau như thẻ nhớ, đĩa quang.

Bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy tính của bạn có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng mà không bị chậm. Nhìn chung thì thêm RAM cũng có thể làm cho một số ứng dụng chạy tốt hơn.

Dung lượng bộ nhớ RAM được đo bằng gigabyte (GB), 1GB tương đương 1 tỷ byte.

Giống như CPU, bộ nhớ RAM bao gồm những tấm wafer silicon mỏng, bọc trong chip gốm và gắn trên bảng mạch. Các bảng mạch giữ các chip nhớ RAM hiện tại được gọi là DIMM (Dual In-Line Memory Module) do chúng tiếp xúc với bo mạch chủ bằng hai đường riêng biệt.

Ổ cứng máy tính

Ổ cứng là phần cứng máy tính quan trọng bởi đây là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu của người dùng như hệ điều hành windows, phần mềm và mọi dữ liệu của bạn.

Ổ cứng hiện nay có 2 loại chính là: HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive).

Dung lượng lưu trữ ổ cứng cũng được đo bằng gigabyte (GB) như bộ nhớ. Một ổ đĩa cứng thông thường hiện tại có thể chứa 500GB hoặc thậm chí 1 terabyte (1.000GB) hoặc hơn.

Thiết bị đầu vào

Một máy tính có thể đi kèm với một hoặc nhiều thiết bị đầu vào như chuột, touchpad, trackball (máy tính xách tay), bàn phím hay bảng vẽ.

Màn hình máy tính

Tùy thuộc vào loại máy tính, màn hình (monitor) hiển thị có thể được gắn liền (laptop, máy để bàn All-In-One), hoặc có thể là một đơn vị riêng biệt được gọi là một màn hình với dây nguồn riêng.

Chất lượng hiển thị được đo bằng độ phân giải, là số lượng điểm ảnh khi hiển thị ở độ phân giải cao nhất có thể. Ví dụ một màn hình máy tính xách tay có độ phân giải 1.920×1.080 pixel; số đầu tiên đại diện cho độ phân giải ngang và số thứ hai là độ phân giải dọc.

Bạn có thể nhân hai số này để ra số lượng điểm ảnh và sau đó chia kích thước đường chéo (inch) màn hình để ra chỉ số mật độ điểm ảnh (dpi) mà bạn vẫn thường thấy trên các bài báo công nghệ hay chi tiết kỹ thuật quảng cáo các sản phẩm liên quan đến hiển thị.

Một yếu tố khác bạn cần quan tâm là tỷ lệ khung hình. Hiện tại có hai tiêu chuẩn là 4:3 (hay gọi là màn hình vuông – thực chất không phải hình vuông) và 16:9 (màn hình rộng hay màn hình wide, cũng là tiêu chuẩn của hầu hết nội dung video hiện nay).

Xem thêm: Có nên mua màn hình máy tính cũ không?

Card màn hình máy tính

Card màn hình là thiết bị bán dẫn được gắn thêm vào Mainboard có nhiệm vụ xử lý thông tin về chỉ thị nội dung cho người dùng trên máy tính mà ta nhìn thấy thông qua kết nối màn hình. Dựa vào cách thức giao tiếp mà ta có thể chia card màn hình thành 2 loại cơ bản là card màn hình rời và onboard hoặc IGP.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phần cứng máy tính? những bộ phận có trong phần cứng máy tính.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.